Thứ Hai, 15 tháng 1, 2018

Cần làm những xét nghiệm gì để đánh giá chức năng gan

Hiện nay có rất nhiều xét nghiệm có thể thực hiện để đánh giá chức năng gan của người bệnh tuy nhiên để thực hiện đúng và giảm chi phí xét nghiệm thì các bác sĩ sẽ chọn lựa những xét nghiêm thích hợp nhất phù hợp với từng bệnh nhân. Những xét nghiệm này có thể được thực hiện nhiều lần để tổng hợp những kết quả điều trị bệnh và theo dõi tình trạng bệnh nhân có đáp ứng tốt với việc điều trị hay không. Các kết quả khi xét nghiệm có thể cho kết quả chênh lệch khác nhau tùy theo loại xét nghiệm nhưng nhìn chung chúng ta vẫn có thể kết luận bệnh tình của bệnh nhân để đưa ra những chuẩn đoán chính xác.

Các xét nghiệm thực hiện kiểm tra chức năng gan

Bilirubin: là một sắc tố vàng cam, được sản sinh ra trong quá trình phân hủy của hồng cầu, sắc tố này được gan đảm nhận để đào thải ra bên ngoài cơ thể thông qua thận. Thông qua xét nghiệm nồng độ bilirubin trong máu của người bệnh có thể đánh giá chức năng gan của người bệnh có tốt không, hoặc có thể chuẩn đoán nguy cơ thiếu máu của người bệnh.


Có hai dạng bilirubin trong cơ thể của chúng ta là gián tiếp và trực tiếp. mỗi ngày có khoảng 50mmol bilirubin gián tiếp được hình thành trong cơ thể và chúng rất độc cho cơ thể nhưng lại không hòa tan được trong nước. Bilirubin gián tiếp hay tự do tồn tại trong máu của chúng ta và được albumin vận chuyển đến gan. Tại gan bilirubin sẽ được gan chuyển hóa thành bilirubin trực tiếp thông qua việc kết hợp với acid glucoronic, bilirubin trực tiếp không độc cho cơ thể và có thể hòa tan được trong nước.
Gan là cơ quan duy nhất trong cơ thể có thể thực hiện chức năng chuyển hóa bilirubin gián tiếp thành trực tiếp. Vì thế khi thực hiện xét nghiệm bilirubin trong cơ thể có thể đánh giá tốt tình trạng hoạt động của  gan có bình thường hay không.

Kết quả bình thường của Bilirubin trong xét nghiệm

Bilirubin toàn phần (TP): 0,8–1,2 mg/dL (5-17 mmol/L)

Bilirubin GT gián tiếp:  0,6 – 0,8 mg/dL

Bilirubin TT trực tiếp 0,2 – 0,4 mg/dL (chiếm 30% bilirubin TP).

Vàng da là một biểu hiện khi bilirubin trong máu của người bệnh tăng cao, nó cũng cho thấy đang có những dấu hiệu bất thường trên gan của người bệnh.


ALP(alkalin photphase) đây là enzim thủy phân của các ester photphase trong môi trường kiềm. nguồn gốc của ALP xuất phát chủ yếu từ gan và xương trong cơ thể chúng ta, ngoài ra còn xuất hiện ở thận, ruột và nhau thai.

Khi nồng độ ALP trong máu tăng nhẹ tức gấp đôi bình thường có thể chuẩn đoán liên quan đến gan của người bệnh, xơ gan, di căn hoặc thâm nhiễm ở gan. Nếu tăng cao tức khoảng 3-10 lần thì người bệnh có thể gặp phải vấn đề liên quan đến tắc mật. ALP có thể tăng sớm khi tình trạng tắc mật không diễn ra hoàn toàn trên cơ thể người bệnh. Những khi ALP bình thường thì bác sĩ sẽ làm thêm những xét nghiệm vì ít có khả năng xảy ra tắc mật trên cơ thể người bệnh.

Globulin: Trong xét nghiệm sinh hóa cũng thường đề cập đến chỉ số globulin. Được sản xuất từ nhiều nơi khác nhau trong cơ thể, bao gồm nhiều loại protein vận chuyển các chất trong máu và các kháng thể tham gia hệ thống miễn dịch thể dịch. Bình thường nồng độ globulin 20 – 35 g/L.

Globulin bao gồm a1 globulin (TBG tức thyroxin-binding globulin, a1-antitrypsin, transcortin...), a2 globulin (ceruloplasmin, haptoglobulin,. a2–macroglobulin...), b globulin ( b-lipoprotein, b1-transferrin, các bổ thể…), g globulin (các kháng thể miễn dịch).

Trong xơ gan, các kháng nguyên từ vi khuẩn có trong đường ruột không được tiêu diệt ở gan mà lại đi tắc theo các thông nối cửa-chủ nên sẽ tạo ra đáp ứng tăng kích thích tổng hợp ở hệ võng nội mô, làm cho nồng độ globulin tăng cao. Ngoài ra, globulin tăng cũng có thể gợi ý đến một số bệnh gan đặc biệt, ví dụ IgM tăng trong xơ gan ứ mật nguyên phát, IgG tăng trong viêm gan tự miễn. Cần tiến hành xét nghiệm sinh hóa để có những chẩn đoán chĩnh xác nhất về tìn trạng bệnh.


Thông tin liên hệ : Phòng khám đa khoa Hồng Phong

Địa chỉ: 160-162 Lê Hồng Phong phường 3 quận 5 TPHCM

Tư vấn online tại đây

Website: http://phongkhamdakhoahongphong.vn

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.