Công dụng của cây lá cách trong đời sống hằng ngày của người
dân chúng ta rất lớn, vừa là món ăn ngon vừa là bài thuốc hữu hiệu trong hỗ trợ
điều trị các bệnh trong cơ thể chúng ta. Bài viết hôm nay sẽ cung cấp những
thông tin về tác dụng của cây lá cách trong việc bảo vệ lá gan của chúng và
cách nhận biết ra cây lá cách để chúng ta có thể tiện sử dụng.
Trong dân gian thường gọi cây lá cách với nhiều tên gọi khác
nhau, phổ biến hơn hết còn có thể gọi là cây vọng cách. Chúng thường mọc hoang
dại ở bờ ao, vách núi, bìa rừng, thích nghi rất tốt với các vùng nước nước ngọt,
mặn hay lợ.
Cây thường mọc dựa vào các cây thân cây lớn để phát triển
nên thường có hình dáng giống dây leo, có gai, nhưng ở một số vùng cây phát triển
mạnh có thể xuất hiện với hình dạng gỗ nhỏ. Tùy theo từng vùng cũng như điều kiện
sống mà lá cây có thể thay đổi màu sắc, lá có hình trái xoan hay hình bầu dục,
chóp lá hình tù hoặc có mũi ngắn. Lá cây thường có ít lông ở mặt dưới, khi còn
non có màu xanh nhạt và khi về già lá sẽ xuất hiện màu xanh sẫm.
Hoa cây lá cách nhỏ, có màu trắng, hợp thành trùm lớn ở ngọn
cây. Còn quả cây lá cách như hình quả trứng, chiều rộng cỡ 3-4mm, một quả được chia làm 4 ô, mỗi ô là một hạt
nhỏ.
Dân gian rất hay sử dụng cây lá cách trong các bữa ăn hay những
vị thuốc gia truyền vậy công dụng thực sự của cây lá cách là gì?
Công dụng của cây vọng
cách
Cây lá cách có rất nhiều công dụng trong việc thanh lọc mát
gan cho cơ thể, giúp giải độc cho cơ thể thông qua thúc đẩy gan tiết ra dịch mật.
Ngoài ra cây lá cách còn giúp bảo vệ tế bào
gan trong cơ thể người bệnh về gan, tăng cường chức năng gan cho người bệnh
hỗ trợ rất tốt cho những bệnh nhân đang có vấn đề với gan.
Cây lá cách còn có tác dụng hỗ trợ đường tiêu hóa cho người
bệnh, điều trị các bệnh tiêu chảy lỵ, giúp thông tiểu, điều trị phong tê thấp.
Do đó đây vừa là thực phẩm để chế biến các món ăn dân giả vừa là vị thuốc có thể
hỗ trợ tốt cho đường tiêu hóa của chúng ta.
Ngoài ra cây lá cách còn giúp cho phụ nữ lợi sữa sau khi
sinh, trị các bệnh vàng da do hậu sản, giúp cho bà mẹ có thể tăng cường dưỡng
chất cung cấp cho trẻ nhỏ.
Điều trị các bệnh tăng huyết áp với thành phần chính gồm 2
loại alcoloid là premnin và garianin trong vỏ cây, lá cách có tác dụng giống thần
kinh giao cảm, đó là làm giảm sức co của tim và làm giãn nỡ đồng tử.
Một số bài thuốc áp dụng hỗ trợ điều trị bằng cây lá cách
Chữa lỵ: dùng lá Cách tươi 30g, giã nát, thêm nước sôi để
nguội vào khuấy đều, vắt nước, thêm tí đường cho ngọt mà uống. Ngày dùng
30-40ml. Trẻ em dùng nửa liều của người lớn. Cũng có thể dùng lá khô với liều
10-15g mỗi ngày, sắc uống ( theo Y học cổ truyền Việt Nam).
Chữa bệnh gan nhiễm mỡ: lá vọng cách (làm chủ vị) 30g, lá
dành dành hoặc chi tử 20g (nếu đầy bụng gia vỏ quýt lâu năm 15g), đậu đen 5g, cỏ
mần trầu 10g, nhân trần 20g, râu ngô 10g. Các vị trên sao vàng hạ thổ, đổ nước
vừa phải, sắc uống ấm, trước hoặc sau bữa ăn 30 phút. Bệnh cấp tính uống 20
ngày; bệnh mạn tính uống 1-3 tháng để bệnh khỏi tái phát lại.
Giải độc rượu bia: ăn nhiều lá cách non hoặc luộc có thể
giúp cho chúng ta giải đôc bia rượu nhanh chóng đây là kinh nghiệm dân gian Nam
Bộ truyền tai nhau qua nhiều đời để lại.
Mong rằng qua bài viết này các bạn có thể hiểu thêm về những
công dụng rất tốt của cây lá cách và có những phương pháp sử dụng hợp lý qua đó
có thể làm thuyên giảm tình trạng bệnh của bản thân.
Thông tin liên hệ : Phòng khám đa khoa Hồng Phong
Địa chỉ: 160-162 Lê Hồng Phong phường 3 quận 5 TPHCM
Tư vấn online tại đây
Website: http://phongkhamdakhoahongphong.vn
0 nhận xét:
Đăng nhận xét
Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.