Thứ Tư, 10 tháng 1, 2018

Nguyên nhân gây vàng da ở người lớn

Vàng da là một hiện tượng thường xuất hiện kèm theo vàng niêm mạc như ở gan bàn chân, gan bàn tay, vàng võng mạc mắt ở người bệnh. Khi vàng da có thể xuất hiện đơn thuần hoặc kèm theo những dạng xuất huyết dưới da. Có hai loại biểu hiện vàng da ở người bệnh, vàng da sinh lý và vàng da bệnh lý, việc xác định kiểu bệnh lý nào rất quan trọng vì có thể ảnh hưởng rất nhiều đến tình trạng bệnh của bệnh nhân. Vàng da có thể ẩn chứa nhiều căn bệnh nguy hiểm và tiềm ẩn nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến tính mạng của người bệnh.

Một số nguyên nhân dẫn đến vàng da

Vàng da sinh lý là biểu hiện của một số trẻ sơ sinh sau khi sinh, da của trẻ bị thường bị vàng da nhẹ trong khoảng 1 tuần khoảng 1/3 trẻ em sinh ra có khả năng xuất hiện vàng da. Những triệu chứng vàng da sinh lý thường sẽ mất đi sau khoảng từ 1 đến 2 tuần và không để lại những biến chứng nghiêm trọng gì cho trẻ. Giải thích cho hiện tượng này là do trẻ sơ sinh có đời sống hồng cầu thấp hơn rất nhiều so với người lớn, do đó lượng hồng cầu bị chết đi nhiều và sản sinh ra bilirubin nhiều hơn trong máu của người bệnh. Sau thời gian khoảng 2 tuần thì cơ thể sẽ hoạt động ổn định và trở về trạng thái bình thường thì vàng da sẽ nhanh chóng biến mất.


Nếu tình trạng vàng da ở trẻ không thuyên giảm sau 2 tuần thì chúng ta nên tiến hành khám tổng quát cho trẻ để có thể phát hiện ra bệnh, đa phần trẻ sẽ có vấn đề với gan hoặc về máu hay những bệnh khác.

Vàng da do viêm đường mật: viêm đường mật hay viêm túi mật thường ảnh hưởng đến khả năng đào thải bilirubin ra khỏi cơ thể thông qua đường nước tiểu. Trong những trường hợp này người bệnh có thể bị sốt cao, rét run, và có thể đau ở vùng túi mật, triệu chứng vàng da có thể xuất hiện cùng với việc sốt và ngứa kèm theo.

Vàng da do các bệnh tụy tạng: như viêm tụy cấp tính và mãn tính, đặc biệt là ung thư đầu tụy. Ung thư đầu tụy da càng ngày càng vàng đậm.

Vàng da do viêm gan (viêm gan A, B, C, D, E): Dù là viêm gan do virut viêm gan nào cũng đều gây vàng da, vàng mắt trong giai đoạn toàn phát của bệnh. Sau thời kỳ ủ bệnh là đến giai đoạn khởi phát, sau đó là toàn phát. Trong các thể loại viêm gan gây vàng da cần lưu ý thể viêm gan cấp tính hoặc thể viêm gan thể teo gan, vàng cấp là rất nguy hiểm. Đối với trẻ sơ sinh vàng da kéo dài hơn 14 ngày  sau sinh là dấu hiệu đầu tiên của bệnh gan nặng tiềm ẩn. Bệnh gan ít gặp ở trẻ nhỏ nhưng không phải là không có.

Vàng da do bệnh sốt rét (sốt rét cơn và sốt rét ác tính): Do lượng hồng cầu bị phá hủy nhiều giải phóng ra bilirubin gây vàng da. Bệnh thường gặp ở vùng có sốt rét lưu hành, nhất là miền núi, cao nguyên.

Bệnh sốt vàng da, chảy máu: Bệnh này do xoắn khuẩn Leptospira gây nên. Bệnh có thể gặp ở dân tộc ít người, người làm rừng, bảo vệ rừng, bộ đội biên phòng, vận động viên bơi lội do xoắn khuẩn Leptospira đào thải ra từ nước tiểu chuột làm nhiễm ở các nguồn nước sông suối, ao, hồ. Khi xoắn khuẩn Leptospira bám vào da chúng dễ dàng xâm nhập vào bên trong cơ thể người nhất là khi da đã mềm mại do ngâm dưới nước.


Làm gì khi bị vàng da?

Khi nghi bị vàng da nên đi khám bệnh, tốt nhất là khám ở cơ sở y tế có đủ điều kiện với lý do là nếu vàng da nhẹ thì rất khó đánh giá, bởi vì người Việt Nam là người “da vàng”. Đánh giá da có bị vàng hay không cũng không nên dùng ánh sáng đèn mà phải quan sát dưới ánh sáng tự nhiên (ánh sáng mặt trời).

Để phòng hiện tượng vàng da do bệnh gan, mật gây ra, tránh bị mắc các bệnh về gan thì cần tiêm phòng vaccin viêm gan, ăn uống hợp vệ sinh, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Hạn chế uống rượu bia, hút thuốc lá.

Những vùng đang có bệnh sốt rét lưu hành cần đề phòng muỗi đốt (cần nằm màn một cách tuyệt đối, nếu màn được tẩm hoá chất diệt muỗi thì càng tốt); dùng mọi biện pháp để tiêu diệt bọ gậy (lăng quăng) và muỗi trưởng thành để tránh mắc bệnh sốt rét vì hậu quả của nó có thể đưa đến xơ gan. Nên tẩy giun định kỳ để tiêu diệt giun và trứng giun, nhất là loại giun đũa để tránh hậu quả sỏi mật do giun chui ống mật.

Thông tin liên hệ: Phòng khám đa khoa Hồng Phong

Địa chỉ: 160-162 Lê Hồng Phong phường 3 quận 5 TPHCM

Tư vấn online tại đây


0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.